• Gợi ý từ khóa:
  • cà phê bột, cà phê sữa, cacao, matcha,

KHÁM PHÁ CÁC VÙNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ ARABICA Ở VIỆT NAM

 Khi nói đến cà phê Arabica Việt Nam thì mọi người sẽ nghĩ đến thiên đường cà phê Đà Lạt nhưng đó không phải là tất cả, nhiều nơi có thể làm nên hương vị Arabica xuất sắc không kém.


Cà phê arabica

 

 Ở Việt Nam, nhiều nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển cây cà phê. Nhưng với giống Arabica thì lại khác, không phải nơi nào ở Việt Nam cũng trồng được giống cà phê này. Theo bản đồ cà phê Việt Nam, hiện chỉ có 3 khu vực đang trồng cà phê Arabica. Hãy cùng Light Coffee khám phá những vùng đất này để xem hương vị Arabica có gì đặc biệt nhé! 


Đôi nét về cà phê Arabica ở Việt Nam

 Cà phê Arabica đã có mặt ở nước ta từ thế kỷ 19 bởi các giáo sĩ người Pháp và nó phát triển cho đến ngày hôm nay. Với diện tích 55.000ha, chiếm 7% diện tích trồng cà phê của cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên… Một điều thực tế, cà phê Arabica là loại có giá trị kinh tế lớn nhất trong các loại cà phê mà Việt Nam đang xuất khẩu hiện nay.


Cà phê arabica

Thiên đường cà phê Arabica - Đà Lạt

 Đà Lạt được coi là “thiên đường” cà phê Arabica nhờ có những “chỉ số vàng” như về độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, có khí hậu ôn đới mát quanh năm. Đồng thời nhiệt độ cực đại trong năm không vượt quá 33 độ và nhiệt độ cực tiểu 5 độ. Cho nên, những hạt cà phê  được thu hoạch ở nơi đây mang lại giá trị cao về kinh tế. Loại cà phê này được trồng ở các huyện như Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh và một số vùng ngoại thành của thành phố Đà Lạt. Được những người thưởng thức cà phê đánh giá là có giá trị cao nhất Việt Nam, hương vị của nó sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới đó là Arabica Bourbon.


Trăm năm trồng cà phê Arabica ở Sơn La - Điện Biên 

 Vùng Tây Bắc, có Sơn La và Điện Biên, với hệ thống núi non trùng điệp được bao quanh bởi các bồn địa, các cao nguyên. Cà phê Arabica được trồng trên các sườn dốc dưới chân dãy núi thấp hoặc trên các đồi với độ cao từ 900m đến 1200m. Ở đây có khí hậu lạnh, mưa nhiều. Tạo điều kiện cho cây cà phê sinh trưởng tốt, cho chất lượng cà phê cao. Đặc biệt, Sơn La là tỉnh trồng giống Arabica lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau tỉnh Lâm Đồng. Cà phê Chiềng Ban, Sinh Ban có hương vị đậm đà, tinh tế, không hề thua kém các “đồng nghiệp” từ Đà Lạt.


Cà phê arabica

Arabica với hương thơm sâu lắng từ Quảng Trị - Nghệ An

 Khu vực Trung bộ nước ta cũng có hai vùng đất Khe Sanh(Quảng Trị) và Phủ Quỳ(Nghệ An) rất thích hợp với loại cà phê Arabica. Trong đó, đặc biệt là giống Catimor, thuộc họ Arabica, tuy không có vị ngọt đậm đà như Bourbon nhưng Catimor lại có hương thơm sâu lắng và vị chát, mặn rất độc đáo.


Cà phê arabica


 Tuy cà phê Việt Nam, nổi tiếng với giống Robusta xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng hạt Arabica của Việt Nam rất được các thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới ưa chuộng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chọn được những hương vị cà phê ngon từ Arabica để thưởng thức mỗi ngày. Hãy cùng đồng hành với Light Coffee nhé!!


Cà phê từ sự tận tâm

Những loại cà phê ngon nhất thế giới

Cùng tham gia cộng đồng Nghiện Cà Phê để cùng tìm hiểu về các quán cà phê ngon, các loại cà phê chất lượng, các phương pháp pha chế cực đỉnh nha: https://www.facebook.com/groups/caphenguyenchatvietnam


“Light Coffee thân mời bạn ghé xem thêm các sản phẩm và chương trình ưu đãi tại đây:

Website: https://lightcoffee.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/lightcoffee.vn

Mọi thắc mắc tư vấn xin vui lòng liên hệ Light Coffee trực tiếp qua chat box hoặc hotline: 1900 633 079.”


Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn